Đi tìm dấu chân quá khứ: Một ngày trên con đường Nguyễn Thiệp (Sài Gòn xưa) đầy kỷ niệm _ GXNC

Tên gốc của con đường Nguyễn Thiệp ngắn ngủi dưới 100m này là Carabelli. Tuy nhiên, nhiều người lại nhầm lẫn gọi nó là Garabaldy. Thực tế, địa danh Garabaldy không hề tồn tại trên bản đồ Sài Gòn thời Pháp thuộc.

Xưa kia, hai đầu phố Nguyễn Thiệp đều nối với những tuyến đường trọng yếu. Đó là đường Rue Cartinat (Tự Do, sau đổi thành Đồng Khởi) và đường Charner (nay là Nguyễn Huệ). Chính vị trí trung tâm ấy đã biến nơi đây thành điểm đến lý tưởng của du khách.

Hai bên phố Nguyễn Thiệp từng rất nổi tiếng với các cửa hiệu bánh ngọt và tơ lụa sang trọng. Đến nay, dấu ấn quá khứ vẫn in đậm trên từng ngóc ngách của con phố cổ kính này.

Vị trí chính giữa hình bóng mờ của hai tòa tháp chuông nhà thờ Đức Bà. Hình ảnh của đường Nguyễn Thiệp đầu thập niên 1900, ảnh chụp là trên đường Rue Catinat nhìn về phía nhà thờ. Bên trái hình Grand Hotel de France (tọa ở số 157 đường Rue Catinat), hình chụp về phía quảng trường Lam Sơn (Francis Garnier) và nhà thờ Đức Bà. Tòa nhà bên phải là café de la Terrace và khách sạn (ngày nay là khách sạn Caravelle).
Góc phố Catinat – Nguyễn Thiệp vào năm 1919
Bên trái là Pharmacie Normale, khoảng giữa ảnh là ngã ba Tự Do-Nguyễn Thiệp sau này.
Bên trái là hình ảnh phía bên trong của cửa hiệu Pharmacie Normale, còn bên phải là gần ngã ba Tự Do – Nguyễn Thiệp.
Đây là góc đường Tự Do – Nguyễn Thiệp với nhà hàng Brodard nổi tiếng trước năm 1975, toạ lạc ngay góc đường.
Đường Rue Cartinat, sau đổi thành đường Tư Do từ 1954 – 1975, sau năm 1975 có tên là đường Đồng Khởi.
Góc phố Đồng Khởi – Nguyễn Thiệp ngày xưa
Tên cũ của đường Nguyễn Thiệp là CARABELLi chứ không phải là GARABALDY như ghi nhầm trên postcard.
Ngã 3 Tự Do – Nguyễn Thiệp năm 1938
Ảnh đêm Sài Gòn năm 1938, góc đường Nguyễn Thiệp và Tự Do, Chambon chính là tiền thân của quán BRODARD.
Cửa hàng Courtinat ngay góc đường Đồng Khởi – Đông Du ngày nay, chính là khách sạn Sheraton bây giờ.
Tiệm thực phẩm gần ngã ba Tự Do – Nguyễn Thiệp. Ảnh chụp tháng 10 năm 1945 bởi John Florea.
Góc ngã ba đường Tự Do và đường Nguyễn Thiệp, đối diện là quán cà phê Brodard
Đường Rue Catinat năm 1950 – Gần ngã ba Nguyễn Thiệp và Tự Do (sau này là đường Đồng Khởi). Nhà có mái hiên vòm cong là hiệu thuốc tây Pharmacie Normale ở số 119, 121, 123 đường Rue Catinat.
Những sọt táo được bán ở góc đường Tự Do – Nguyễn Thiệp, phía trước nhà hàng Brodard. Trong mảng kiếng phía trên bệ cửa sổ có lẽ là hình phản chiếu tác giả Carl Mydans đang đứng chụp bức hình này.
Ngã ba đường Nguyễn Huệ – Nguyễn Thiệp được chụp năm 1954.
Đường Tự Do – tòa nhà có mái vòm phía trước chính là hiệu thuốc Pharmacie Normale, cửa hàng giày Bata cạnh quán cafe Brodard.
Ngã ba đường Nguyễn Huệ – Nguyễn Thiệp của những năm thập niên 1960.
Đường Tự Do những năm 1960 nằm trong bộ sưu tập của Ogden Williams, phía trước là ngã ba Tự Do – Nguyễn Thiệp.
Đường Nguyễn Thiệp – Phía xa là ngã ba đường Tự Do và đường Nguyễn Thiệp. Ngay góc ngã ba là Brodard (bên phải hình).
Đường Nguyễn Thiệp
Khách sạn Mỹ Lệ góc Nguyễn Huệ – Nguyễn Thiệp
Ngã ba đường Tự Do – Nguyễn Thiệp năm 1961
Trước kia là đường Nguyễn Thiếp, lâu ngày biến thành Nguyễn Thiệp. Ảnh chụp năm 1962.
Những tiệm hoa tươi nằm trên đường Nguyễn Thiệp năm 1962 – 1964
Chỗ người đàn ông đứng là Khách sạn Bông Sen, trên một chút hướng chỗ đèn đỏ là cà phê Brodard nagy góc Nguyễn Thiệp. Bên trái là Pharmacie France. Được chụp năm 1963.
Café BRODARD góc Tự Do và Nguyễn Thiệp, được chụp bởi Ken Hoggard năm 1963.
Phía trước quán BRODARD góc đường Tự Do và đường Nguyễn Thiệp – Những viên cảnh sát quân sự của chế độ mới được cài đặt ở miền Nam Việt Nam tay cầm súng, theo dõi đám đông thường dân ở Sài Gòn vào ngày 3 tháng 11 năm 1963. Đây là hậu quả của cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Ngã ba bên phải là Nguyễn Thiệp có một tiệm giày Bata nằm cạnh quán Brodard, bên trái là Thái Lập Thành (nay là Đông Du).
Những đứa trẻ bán báo trước nhà hàng Brodard. Ảnh chụp của John Klawitter năm 1964.
Đường Tự Do, phía bên trái tòa nhà là ngã ba Tự Do – Nguyễn Thiệp. Nhà may Cát Thịnh, còn một nhà may Cát Phương cũng trên con đường này gần đối diện Grand Hotel, cả hai là anh em với nhau.
Tiệm thuốc Pharmacie Normale ngay vị trí ngã bađường Tự Do và đường Thái Lập Thành, nay là ngã ba Đồng Khởi – Đông Du.
Ngã 3 Tự Do – Nguyễn Thiệp, đối diện là quán Café Brodard
Ngã ba Tự Do – Nguyễn Thiệp, bên trái hình là tiệm cafe Brodard
Đường Tự Do năm 1965 – 1966
Góc Tự Do – Nguyễn Thiệp nhìn từ Café BRODARD
Nhà hàng Café BRODARD, trong hình này đã đổi thành tên Việt BÔ-ĐA. Ảnh chụp năm 1966 bởi Rachel Smith.
Ngã ba Nguyễn Huệ – Nguyễn Thiệp năm 1966
Một bức ảnh đêm Sài Gòn được chụp ngày 25 tháng 2 năm 1966, những đóm sáng sáng trong hình là những đóm hỏa châu của lính thời xưa.
Đường Tự Do, cạnh ngã ba Tự Do – Nguyễn Thiệp năm 1966
Nhà màu vàng giữa hình là Cafe BRODARD góc Tự Do – Nguyễn Thiệp. Băng – rôn trên đường Tự Do đang quảng bá cho trường sĩ quan Đà Lạt: “Gia nhập Khóa 23 Sinh viên Sĩ quan Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam là chọn con đường lý tưởng để phụng sự Tổ quốc và Dân tộc.”
Ngã ba Nguyễn Thiệp – Nguyễn Huệ
Đường Tự Do năm 1966, sau này đổi thành đường Đồng Khởi
Khách sạn Mỹ Lệ góc Nguyễn Huệ – Nguyễn Thiệp
Nhà hàng Café BRODARD góc ngã ba Tự Do – Nguyễn Thiệp, được chụp bởi Michael Jordan năm 1967.
Cảnh đêm được chụp ở vị trí Café BRODARD, góc ngã ba Tự Do – Nguyễn Thiệp
Lề đường Nguyễn Huệ cạnh ngã ba Nguyễn Huệ – Nguyễn Thiệp, được chụp năm 1967.
Đường Nguyễn Thiệp, phía trước là ngã ba Nguyễn Huệ-Nguyễn Thiệp. Tòa nhà trên đường Nguyễn Huệ là Khách sạn Kim Đô và bên trái nó là Garage Charner. Bên phải Khách sạn Kim Đô là Thương xá TAX.
Ngã ba Tự Do – Nguyễn Thiếp
Góc Tự Do – Nguyễn Thiệp năm 1967 – 1968.
Phía xa là ngã ba đường Tự Do và đường Nguyễn Thiệp
Ngã ba Nguyễn Huệ – Nguyễn Thiệp
Một góc chụp rộng của bức ảnh trên.
Đường Tự Do năm 1969 được chụp bởi Dr. William Bolhofer – Bên phải là ngã ba Tự Do – Thái Lập Thành, nay là ngã ba Đồng Khởi – Đông Du.
Đường Nguyễn Huệ và Nguyễn Thiệp
Gần ngã 3 Nguyễn Huệ –  Nguyễn Thiệp
Đường Tự Do năm 1972, phía trước xa xa là tiệm cà phê Bordard ngay góc đường Nguyễn Thiệp và đường Tự Do (sau này là đường Đồng Khởi).
Không ảnh đoạn giao giữa đường Đồng Khởi và đường Mạc Thị Bưởi, vị trí góc dưới bên phải khung hình là ngã ba Đồng Khởi – Nguyễn Thiệp.

 
Đường Đồng Khởi, bìa phải là Café BRODARD đượ chụp năm 1979.
Phía trước là giao đường Nguyễn Thiệp và đường Tự Do
Đường Nguyễn Thiệp chỉ dài khoảng 100m, một đầu là đường Tự Do, một đầu là Nguyễn Huệ.
Ngã 3 Tự Do – Nguyễn Thiệp
Gần chỗ xe jeep giữa ảnh là ngã ba Tự Do – Thái Lập Thành và nhà hàng – vũ trường Tự Do. Ở góc đường Thái Lập Thành với Tự Do bên trái trong hình là tiệm Saigon Departo, có thể nói là tiệm bách hoá đầu tiên ở SG xây kiểu department store như Âu Mỹ, trước cả thương xá Tam Đa. Rất đông khách vào cuối tuần.
Đường Tự Do, đối diện là đường Nguyễn Thiệp
Ngã ba Tự Do – Nguyễn Thiệp, ảnh chụp tháng 10 năm 1945 bởi John Florea.
Góc chụp cũ ở ngã ba Tự Do – Nguyễn Thiệp, dường như trời vừa mưa nên mặt đường còn hơi ẩm ướt.
Phía sau đầu chàng G.I. là quán cà phê Brodard ngay góc ngã ba Tự Do & Nguyễn Thiệp; bên trái hình là khách sạn Caravelle.
Đường Tự Do